Đầu tư hạ tầng là một trong những chiến lược đẩy nhanh tốc độ phát triển của thành phố Hà Tiên, trung tâm văn hóa – du lịch tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Đầu mối giao thông nội địa

Hơn 4 tỷ USD với 38 dự án gồm cầu đường, cao tốc… được đề xuất rót vào hạ tầng Đồng bằng Sông Cửu Long để tăng cường kết nối liên vùng. Trong đó nhiều dự án quan trọng của vùng có mạch kết nối trực tiếp đến Hà Tiên, Kiên Giang.

Cuối tháng 11/2020, Chính phủ đồng ý tăng một tỷ USD cho miền Tây để làm đường hành lang ven biển. Toàn tuyến dài gần 740 km bắt đầu từ cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên nối liền mạch qua các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang. Tuyến đường hứa hẹn thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội cho vùng, mở ra cơ hội phát triển du lịch biển cho những điểm đến có sẵn thương hiệu và thế mạnh như Hà Tiên.

Tại lộ trình đi qua Kiên Giang, tỉnh này ước tính đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng để khép kín 200km đường ven biển nối từ Rạch Giá đến Hà Tiên giai đoạn 2021-2025. Đầu 2021, địa phương dự kiến khởi công đoạn từ Hòn Đất đến Kiên Lương, tiếp giáp Hà Tiên có chiều dài gần 40km.

Nằm trong lộ trình phát triển cao tốc miền Tây, Hà Tiên là đầu mối chính của cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu dài 225km, vốn đầu tư 33.000 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong năm 2026. Đây là trục cao tốc ngang đóng vai trò “xương sống” trong mạng lưới giao thông của các tỉnh phía Tây Nam.

Dự án có lộ trình kết nối cửa khẩu quốc tế Hà Tiên với quốc lộ 1A, tuyến đường N1. Cao tốc cũng kết nối với hai cao tốc trục dọc Bắc Nam phía Đông là TP HCM – Trung Lương – Cần Thơ và cao tốc Bắc Nam phía Tây là Bình Phước – TP HCM – Long An – Đồng Tháp – Cần Thơ – Kiên Giang, tạo mạch nối liên hoàn từ Hà Tiên đi các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

polyad

Hà Tiên là đầu mối giao thông kết nối xuyên suốt miền Tây.

Ở phạm vi kết nối phía Tây vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Hà Tiên là điểm đầu của quốc lộ 80 – tuyến đường 215 km, kéo dài từ cửa khẩu quốc tế Hà Tiên chạy qua Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long. Hiện nay, quốc lộ 80 đoạn Cần Thơ – Rạch Giá đã được thay thế bằng một phần cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi vừa được thông xe.

Tháng 6/2020, Kiên Giang cũng khởi công nâng cấp đoạn Kiên Lương – TP Hà Tiên dài 15,6km, tổng kinh phí 320 tỷ đồng. Tháng 7/2020, địa phương triển khai làm đường quốc lộ 80 nối dài ra cửa khẩu dài gần 5km (đường Nguyễn Phúc Chu), vốn đầu tư 200 tỷ đồng. Công trình dự kiến hoàn thành trong năm nay.

Cửa ngõ giao thương quốc tế

Hà Tiên cũng được coi là cửa ngõ giao thương quốc tế, thuận tiện kết nối với Campuchia và Thái Lan thông qua tuyến hành lang ven biển Việt – Cam – Thái. Tuyến hành lang có tổng chiều dài 1.000km, bắt đầu từ Bangkok (Thái Lan) chạy dọc bờ biển Campuchia. Tại địa phận Việt Nam, tuyến đường dài 220km, bắt đầu từ cửa khẩu Hà Tiên và kết thúc ở Cà Mau.

Cuối năm ngoái, Campuchia hoàn thiện đoạn đi qua tỉnh Kép (tiếp giáp với Hà Tiên). Sau khi hoàn thiện, việc lưu thông hàng hóa sẽ sử dụng chủ yếu qua tuyến này. Theo các chuyên gia, điều này đồng nghĩa với việc Hà Tiên trở thành cửa khẩu chính xuất nhập và lưu thông lượng hàng hóa khổng lồ, là đầu mối giao thương chủ chốt của Việt Nam tới các nước tiểu vùng sông Mekong.

Ngoài ra, địa phương cũng đang đầu tư xây dựng cảng Bãi Nò trở thành cảng trung chuyển hàng hóa, du lịch để phát triển vận tải biển qua các nước láng giềng.

“Hành lang ven viển Việt – Cam – Thái sẽ tạo ra bước đột phá trong phát triển và khai thác du lịch biển, hình thành các tour dịch lịch quốc tế xuyên Việt, từ đó mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho những địa danh du lịch có tuyến này đi qua”, một chuyên gia nhận định.

Lợi thế của thành phố kinh tế cửa khẩu Hà Tiên

Toàn khu vực miền Tây có 13 tỉnh, 22 triệu dân. Trong đó, Hà Tiên là thành phố du lịch biển duy nhất của Tây Nam Bộ với tài nguyên là các bãi tắm cát trắng, sở hữu đảo Hải Tặc, hệ thống di tích danh thắng nổi tiếng cùng du lịch văn hóa, tâm linh. Khi hoàn thiện hạ tầng kết nối, Hà Tiên hứa hẹn là một trong những điểm đến hàng đầu của du khách miền Tây và các vùng liền kề.

polyad

Du lịch Hà Tiên dự báo sẽ phát triển mạnh khi giải quyết được bài toán giao thông trong những năm tới. Ảnh: Hoàng Giám.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, tầm vóc của Hà Tiên không dừng lại ở thế mạnh du lịch mà còn có tiềm năng trở thành cửa ngõ giao thương quốc tế.

“Với quy hoạch trở thành đô thị kinh tế cửa khẩu, hưởng các chính sách đãi ngộ về kinh tế, thành lập khu phi thuế quan, tăng cường giao thương kết hợp với hạ tầng xuyên suốt, tương lai gần Hà Tiên sẽ trở thành đô thị trọng điểm phát triển toàn diện về cả kinh tế – du lịch – văn hóa, là cửa ngõ trung chuyển chính của toàn miền Tây đi tiểu vùng sông Mekong”, ông Mai Đức Toàn, giám đốc khối kinh doanh CNT Group nhận định.

polyad

Một góc khu đô thị mới Hà Tiên. Ảnh: Duy Lâm.

Nắm bắt cơ hội đó, Hà Tiên đón nhiều doanh nghiệp đầu tư. Đáng chú ý là lĩnh vực công nghiệp với hàng chục dự án tại Khu công nghiệp Thuận Yên. Lĩnh vực bất động sản cũng ghi nhận hàng chục ngàn tỷ đồng với tên tuổi lớn như Vingroup, CNT Group, Hà Đô, Trần Thái… đầu tư các dự án du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp, quy mô lớn.

Chính quyền Hà Tiên cho biết, trong giai đoạn tới Hà Tiên sẽ lấn biển thêm 5.000 ha tiến gần về phía Phú Quốc, đồng thời xây dựng cầu nối Hà Tiên với quần đảo Hải Tặc. Giới đầu tư nhận định, Hà Tiên đang tăng tốc để xứng tầm vóc của thành phố cửa khẩu, trung tâm văn hóa – du lịch của miền Tây.